Kết quả tìm kiếm cho "nhộn nhịp trong dịp Tết"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 301
Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.
Ngày 19/3 (nhằm 20/2 âm lịch), Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025 sẽ được khai hội, cùng với sự kiện Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Càng gần đến ngày khai hội, lượng du khách đổ về Khu du lịch quốc gia Núi Sam càng nhiều, đặc biệt dịp cuối tuần.
Phường Mỹ Long là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, thương mại dịch vụ của TP. Long Xuyên. Đặc trưng lớn nhất của phường là hoạt động mua bán diễn ra rất nhộn nhịp, với những con đường kinh doanh sầm uất. Điều này đòi hỏi công tác lập lại trật tự, chỉnh trang đô thị cần được xem là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết ở địa phương.
Nhịp sản xuất - kinh doanh sau Tết trở lại guồng quay vốn có. Những cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống cũng vậy, bận rộn theo nhịp sống hối hả.
Từ trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, An Giang đã bước vào mùa hành hương. Rất đông du khách từ mọi miền đất nước đến thưởng cảnh, chiêm bái. Đây cũng là lúc vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long trở nên nhộn nhịp hơn thường lệ, với những hoạt động tín ngưỡng tâm linh đặc sắc.
Vài năm trở lại đây, với đại bộ phận người lao động (NLĐ), tháng Giêng không còn là “tháng ăn chơi” như quan niệm xưa cũ. Ngay sau đợt nghỉ Tết, đông đảo lao động đã trở lại công ty, hối hả vào việc. Không khí sản xuất phấn khởi không chỉ bởi tình hình lao động được duy trì ổn định, mà doanh nghiệp (DN) đều có kế hoạch sản xuất - kinh doanh (SXKD) cao hơn, tăng đơn hàng, liên tục tuyển dụng lao động…
Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết), các cửa hàng, trung tâm kinh doanh vàng bạc trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh chính thức mở cửa đón khách sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Mặc dù giá vàng trong nước ghi nhận tăng vọt, song vẫn có nhiều người dân vẫn đến mua sắm với hi vọng lấy "hên" trong ngày đầu năm mới.
Trong bối cảnh đất nước đang có những chuyển biến mạnh mẽ để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, mang lại không khí đón Tết, vui Xuân Ất Tỵ 2025 rộn ràng, thu hút sự tham dự của đông đảo các tầng lớp nhân dân và khách du lịch.
Huyện Phú Tân tự hào là vùng chuyên canh sản xuất đặc sản nếp của tỉnh và đã lan tỏa thương hiệu đến nhiều nơi trên cả nước. Nối tiếp qua các thế hệ, hạt nếp gắn bó với người dân cùng những giai đoạn thăng trầm. Đến nay, nếp vẫn là kinh tế của hàng ngàn hộ dân trên đất cù lao, hễ nhắc tới Phú Tân thì người ta hiểu ngay đó là “xứ nếp”.
Với người Việt Nam, Tết Nguyên đán không chỉ là lễ hội, mà còn là thời khắc thiêng liêng để tưởng nhớ cội nguồn, đoàn tụ gia đình và duy trì những giá trị văn hóa truyền thống. Nhưng với những người Việt xa quê, Tết mang theo một nỗi niềm khác, vừa ấm áp, vừa man mác buồn.
Những ngày này, không khí Tết lan tỏa khắp nơi nơi. Ở những vùng khó khăn, nhất là địa bàn biên giới, không khí Tết càng trở nên nhộn nhịp và đầm ấm hơn bao giờ hết. Dù điều kiện còn nhiều thiếu thốn, nhưng tinh thần đón Tết của bà con vẫn luôn đầy đủ và tràn ngập niềm vui.
Mùa Xuân, vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Và ở những làng nghề, nghề truyền thống, không khí cũng trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn bao giờ hết.